Thường Tín thăm hỏi tặng quà hộ chính sách nhân kỷ niệm 71 năm Ngày TBLS

Chiều 18/7, huyện Thường Tín đã tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ…

Continue ReadingThường Tín thăm hỏi tặng quà hộ chính sách nhân kỷ niệm 71 năm Ngày TBLS

Lê Tiến – người chiến sỹ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày hết lòng vì đồng đội

Tôi đến thăm anh Lê Tiến, một thương binh chống Mỹ hạng 4/4 tỷ lệ thương tật 31%, người chiến sỹ cách mạng Việt Nam đã có những năm tháng…

Continue ReadingLê Tiến – người chiến sỹ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày hết lòng vì đồng đội

Tôi đến thăm anh Lê Tiến, một thương binh chống Mỹ hạng 4/4 tỷ lệ thương tật 31%, người chiến sỹ cách mạng Việt Nam đã có những năm tháng bị địch bắt tù đày vào một ngày đầu tháng 7, tháng mà mỗi người dân Việt Nam đều cố gắng có những việc làm thiết thực, ý nghĩa để tri ân những người đã đóng góp một phần xương máu thậm chí cả cuộc sống của họ để đất nước Việt Nam được độc lập, tự do. Đó là ngày Thương binh, liệt sỹ ( 27/7/1947 – 27/7/2018). Tiếp tôi trong ngôi nhà khá ấm cúng tại nhà số 2, ngõ 10, tổ dân phố 9, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Anh Lê Tiến đang đọc lại các bài viết trong Tập hồi ký của một số chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày do Ban tuyên giáo Thành Ủy Hà Nội xuất bản quý IV năm 2013.

( trong đó có bài viết về Anh)

Anh Lê Tiến cho biết: anh sinh năm 1950 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, một miềm quê giàu  truyền thống cách mạng, ngày 28/4/1966, anh tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam tại sư đoàn 320, trung đoàn 52 đóng quân tại các tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình. Sau thời gian huấn luyện, tháng 6 năm 1966, anh được quân đội cử đi học tại Trường 17, đóng tại Miếu Môn huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, được đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp trung đôi, đại đội. Đến tháng 12 năm 1966, anh tham gia mặt trận phia Nam, trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường B5 – tỉnh Quảng Trị, mảnh đất bị đế quốc Mỹ đã dùng bom, đạn, chất độc hóa học với số lượng lớn trong cuốc chiến tranh tại miền Nam. Với những kiến thức được trang bị trong nhà trường và ý chí chiến đấu kiên cường, anh đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, được giao trọng trách trung đội phó, trung đội trưởng, trợ lý chính trị trung đoàn. Tháng 3 năm 1968, trong chuyển công tác tại D 5, khi đơn vị đang chiến đấu tại xã Lâm Xuân, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị thì đụng vào trận càn của địch, tại đây anh đã cùng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Trong lúc một chiến sỹ xạ thủ B41 hy sinh, anh đã dùng chính khẩu B41 của đồng đội tiêu diệt hai xe tăng M113, ( chiến công này anh đã được Quân đội tặng danh hiệu Dũng sỹ giệt xe cơ giới) rồi bị thương, máu ra nhiều anh bị “bất tỉnh, hôn mê ” khi tỉnh dậy thì thật kinh hoàng khi nhìn thấy một tên lính ngụy mặc áo rằn ri trên mũ và hai ve áo của hắn đeo ba bông mai, hắn bước thẳng đến chỗ anh nằm và nói: “ Anh đã bị quân Mỹ và quân lực Việt Nam cộng hòa bắt. Muốn sống thì phải khai đúng, khai hết”. Lúc này anh mới biết là mình đã bị địch bắt, sau nhiều ngày tra tấn dã man, chúng cũng không khai thác được gì, cuối cùng chúng chuyển anh cùng một số chiến sỹ khác vào Trại giam tù binh cộng sản Non Nước, Đà Nẵng. Tháng 8 năm 1968, toàn trại giam tù binh cộng sản Non Nước nổ ra cuộc đấu tranh phản đối chế độ nhà tù độc tài, hà khắc của Mỹ – Ngụy. Anh cùng các tù binh khác đứng ra đấu tranh trực diện với bọn cai ngục, dõng dạc nói lên những yêu sách chính đáng , vạch trần những tội ác của cai ngục với tù binh như: bỏ đói, đàn áp, đánh đập dã man…Qua các hành động của anh trong nhà tù, anh đã nhận được sự quan tâm, gần gũi của các bác, các anh đi trước, anh đã hiểu thêm về mục tiêu của những người tù cộng sản chân chính là dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, không được khai báo với kẻ thù, để giữ bí mật cho đồng đội tiếp tục đánh Mỹ – Ngụy giành độc lập dân tộc. Bằng những công việc cụ thể tại trại giam, anh đã được Đảng bí mật thu nhận vào tổ chức Đoàn Thanh niên. Tháng 9 năm 1968, địch có cuộc sàng lọc một số tù binh mà chúng cho là cộng sản đã nhồi vào đầu “ nhiều sạn” trong đó có anh, và chúng chuyển ra giam giữ tại Trại giam tù binh công sản Việt Nam – Phú Quốc. Tại đây địch đã tách hai mươi tù binh trong đó có anh và tống vào phòng biệt giam, rồi gọi bốn người trong đó có anh ra góc sân điểm danh và tra tấn đòn phủ đầu, rồi nhốt vào chuồng cọp; chuống cọp có sáu mặt đều chăng dây thép gai nhọn, với chiều cao khoảng 60 – 65 cm, khi người tù chỉ khẽ chạm vào dây thép gai là trên da đã bị cào xước, chảy máu… nói đến đây, anh bỗng im lặng vì nhớ lại những khó khăn, gian khổ mà mình đã nếm trải trong nhà tù Mỹ – Ngụy. Đến bữa ăn, mỗi người diện phải nằm chuồng cọp chỉ được một nắm cơm bằng quả trứng vịt và một vài hạt muối trắng. Sau ba ngày, đêm nằm chuồng cọp, địch cho người dìu vào phòng bốc phân khu B2, A2 ( trại giam hạ sỹ quan miền Bắc)

Tháng 9 năm 1972, anh được tổ chức Đảng bí mât giao nhiệm vụ đặc biệt là làm tổ trưởng tổ ba người làm nhiệm vụ giết tên tù binh chiêu hồi địch ( cùng là các chiến sỹ bị địch bắt tù, đày, nhưng không chịu được tra tấn, tự đầu hàng địch và làm tay sai cho địch) là tên Bùi Lửng và tên Lê Văn Mênh đều quê ở Quảng Ngãi, chính hai tên này đã làm chỉ điểm cho địch để tiêu diệt các chiến sỹ trong tổ chức Đảng của ta trong nhà tù và anh đã cùng hai chiến sỹ hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt hai tên tai sai của địch. Hành động này đã dẫn đến việc bọn cai tù đánh đập các chiến sỹ trong nhà tù nhiều hơn để tìm ra người đã giết chết hai tên tay sai của chúng. Đứng trước tình hình nguy kịch đó, nếu cứ để tình trạng này kéo dãi mãi, có người không chịu được đòn, roi của địch mà khai báo, đầu hàng địch sẽ dẫn đến sự tồn tại của tổ chức Đảng bí mật trong nhà tù. Anh suy nghĩ mình là một thanh niên chưa có người yêu, chưa  có vợ, con, do đó nếu mình có chết thì cũng “ nhẹ nhàng” và anh đã quyết định đứng ra nhận trách nhiệm là người đã giết hai tên tay sai. Nói là làm,và anh lách qua các chiến sỹ cùng phòng giam, tiến thẳng về phía bọn giám thị, dõng dạc thét to :

“ Chúng mày không được đánh đập vô cớ nữa, chính tao, chỉ mình tao thôi, vì quá căm thù, căm thù từ rất lâu rồi đối với kẻ phản bội, gây ra nhiều tội ác với anh em, bạn bè, đồng đội tao, cho nên tao giết chúng, chỉ có vậy thôi. Nếu chúng mày muốn đánh, muốn giết thì chúng máy cứ đánh, cứ giết tao. Chúng mày không đánh đập vô cớ nữa”. Liền sau đó, bọn giám thị, quân cảnh như bầy thú dữ nhảy vào đánh đập anh vô cùng dã man, làm cho anh chết đi, sống lại mấy lần. Đánh đập xong, chúng xích hai tay, hai chân anh vào chiếc gường sắt; lúc tỉnh dậy anh thấy toàn thân đau ê ẩm và bỗng nghe thấy tiếng một bác cùng bị xích vào gường cạnh chỗ anh, nói nhỏ: Bọn địch đã khiêng em từ nhà xác vào đây được gần ba ngày rồi, lúc đó nghe có tiếng động, bác bảo  không nói gì nữa. Một người mặc áo tù, trước ngực có in dòng chữ “ Tân sinh hoạt” đi vào đem bát cháo đến bên gường anh đang nằm, tên này vừa múc cháo, vừa khạc nhổ vào bát cháo. Thấy vậy anh liền cắn chặt hàm răng, lắc đầu và ra hiệu không ăn. Hắn liền đổ bát cháo vào người anh, vài ngày sau địch tổng anh vào phòng giam đặc biệt.

Im lặng một chút, anh mời tôi uống nước và nói:  Nhân dịp 27/7 năm nay, anh nói em nghe về một sự kiện chính trị đặc biệt đó là: Đúng trưa ngày 21 tháng 10 năm 1972 có một đồng chí bí mật thay mặt tổ chức Đảng trong nhà tù đến thông báo cho anh một Quyết định đặc biệt, đó là anh đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngay trong nhà tù của Mỹ – Ngụy. Đây là niềm vinh dự và là niềm hạnh phúc lớn đối với anh, giây phút được tổ chức Đảng kết nạp vào Đảng của những người cộng sản rất kín đáo, đơn sơ, bình dị, thầm lặng và vô cùng trang nghiêm.

Tháng 11 năm 1973, địch bịt mắt anh và một số người khác nữa đưa lên máy bay đưa vào giam giữ trong nhà tù chính trị tại tỉnh Cần Thơ chờ ngày chúng mở phiên tòa Thượng thẩm quân sự của Mỹ – Ngụy đặt tại tỉnh Cần Thơ. Trong thời gian tù tại đây có 21 người trong đó có anh và địch gọi tất cả các tù binh này là tù binh chính trị.

Đến ngày địch mở phiên tòa, địch cho người dân địa phương đến xem, tập thể những người tù gồm 21 người, tại tòa toàn thể những người tù đã cùng nhau phát huy khí tiết của những người chiến sỹ cộng sản, cùng nhau  dõng dạc tố cáo, vạch trần chế độ nhà tù độc tài, hà khắc, thâm độc, đen tối của Mỹ – Ngụy trong việc đối xử với tù binh cộng sản. Ngay lúc đó, địch thấy bất lợi nên chúng không cho tù binh nói nữa, đồng thời đuổi hết người dân ra khỏi khu vực xử ản. Cuối cùng địch vẫn đưa ra bản án kết tội cho từng người với nhiều tội danh khác nhau, nhưng tất cả 21 người đều đồng thanh bác bỏ với lý do những việc chúng tôi làm không phải là tội, chúng tôi vô tội. Khi tên thẩm phán tuyên án cho từng người một, anh không để ý đến việc tuyên án của kẻ thù, khi về đến phòng giam mới nghe các anh nói lại là địch kết án anh ở mức cao nhất trong số 21 anh em cùng ra Tòa án địch đợt đó, với tôi danh giết chết hai mạng người. Vài ngày sau địch chuyển cả 21 người tù đến giam tại khám Chí Hòa – Sài Gòn để chờ ngày thi hành án. Tại đây, anh luôn suy nghĩ, chuẩn bị cho việc “ra đi” của mình cho có ý nghĩa nhất khi địch áp giải ra pháp trường. Anh luôn xác định mình sẽ phải hy sinh, nhưng hy sinh như thế nào cho xứng đáng với danh hiệu người đảng viên cộng sản trước kẻ thù. Tháng 3 năm 1974, khi còn giam trong khám Chí Hòa, các anh nghe được tin chiến thắng miền Nam dồn dập ngoài các chiến trường, buộc địch phải trao trả . Tất cả 21 người tù binh chính trị đều  được địch trả tự do, được tiếp tục trở về đơn vị quân đội an dưỡng, học tập và nhận nhiệm vụ mới và đến năm 1976 anh được Quân đội cho chuyển ngành về Cục chuyên gia trực thuộc Văn phòng Thủ tướng, đến năm 1978, anh được chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây, sau đó được chuyển công tác về Ủy ban nhân dân thị xã Hà Đông. Từ đây anh Lê Tiến được điều động về làm Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân phường  Yiết  Kiêu, tham gia Ban thường vụ Đảng ủy, quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Yiết Kiêu. Đến năm 2005, anh được điều về Thường trực Mặt trận tổ quốc quận Hà Đông, tháng 10 năm 2010 anh được nghỉ hưu theo chế độ. Khi còn công tác anh đã tham gia Ban liên lạc các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày quận Hà Đông và đảm nhận nhiệm vụ Phó trưởng ban, đến tháng 4 năm 2012 đảm nhận nhiệm vụ Trưởng ban. Trên các cương vị công tác khác nhau, anh luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, được Đảng, Nhà nước, Quân đội, Đoàn thể, cơ quan tặng thưởng: Huy hiệu 30 năm, 40 năm và 45 năm tuổi Đảng, 03 Huân chương chiến công hạng 3; 03 Huân chương chiến sỹ giải phòng hạng Nhất, Nhì, Ba ; 01 Huân chương kháng chiến hạng 3; Dũng sỹ giệt cơ giới cùng Huy chương, kỷ niệm chương và nhiều bằng khen, giấy khen…

Hiện nay cuộc sống gia đình anh khá cơ bản, vợ anh là một cô giáo đã nghỉ hưu, có hai con trai đã xây dựng gia đình và có cháu nội ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Các con anh đều có việc làm ổn định và đều là đảng viên. Gia đình liên tục được công nhận là Gia đình văn hóa, Vậy anh có điều mong muốn nhất của anh lúc này là gì ? tôi hỏi ?

Ngồi trầm ngâm một chút anh cho biết: Mong muốn lớn nhất của tôi là Nhà nước và xã hội tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho các đối tượng có công với cách mạng được hưởng các chế độ đãi ngộ đúng với cống hiến của họ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tạo điều kiện về việc làm cho bản thân thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ phù hợp với điều kiện trí tuệ, sức khỏe để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn./.

 Bài và ảnh Nguyễn Ngọc Minh