Trang bị kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn huyện Thạch Thất

      Tiếp tục thực hiện kế hoạch 1071/KH-SLĐTBXH ngày 28/3/2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc triển khai hoạt động…

Continue ReadingTrang bị kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn huyện Thạch Thất

Trang bị kỹ năng sống và hướng nghiệp cho trẻ em tại huyện Gia Lâm

      Tiếp tục thực hiện kế hoạch 1071/KH-SLĐTBXH ngày 28/3/2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc triển khai hoạt động…

Continue ReadingTrang bị kỹ năng sống và hướng nghiệp cho trẻ em tại huyện Gia Lâm

Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

      Tiếp tục các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”,…

Continue ReadingTặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Đẩy mạnh các giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố Hà Nội

      Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác tập trung người lang thang…

Continue ReadingĐẩy mạnh các giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố Hà Nội

      Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn 10 quận và 4 huyện của Thành phố. Ngay từ đầu năm, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác này. Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 (tính từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 26/6/2024), Đội Trật tự xã hội của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tập trung, tiếp nhận 225 người lang thang. Trong đó, người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền là 202 người (chiếm 89,78%); số còn lại là người lang thang sinh sống nơi công cộng (20 người, chiếm 8,89%); trẻ em, người cao tuổi bị đi lạc gia đình (03 người, chiếm 1,33%).

Ảnh: Người lang thang xin ăn, xin tiền

      Kết quả trên đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững, đồng thời xây dựng, giữ gìn hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại trong mắt người dân và bạn bè quốc tế. So với các năm trước đây, hình ảnh đô thị đã có nhiều sự thay đổi rõ nét; tại các điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô như: Hồ Gươm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà hát Lớn, khu vực phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống, … không còn cảnh từng tốp người dẫn theo trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi để bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo người đi đường và khách du lịch. Tại các tuyến phố lớn, trục đường chính, đã giảm hẳn tình trạng người lang thang tràn ra lòng đường xin ăn, xin tiền.

      Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền vẫn còn hạn chế, khó khăn. Nổi cộm nhất phải kể đến các nhóm hát thiện nguyện tại các ngã tư, ngã năm, gây cản trở giao thông, nhếch nhác đô thị. Trong thời gian gần đây, góc ngã tư có đèn tín hiệu tại các tuyến đường lớn như: Tôn Thất Tùng-Trường Chinh, Đại Cồ Việt-Giải Phóng, Kim Giang-Cầu Dậu, Phạm Hùng-Mễ Trì, …. thường xuyên xuất hiện các chương trình ca nhạc mang danh “từ thiện”, cùng với các cộng tác viên ôm hòm từ thiện đứng tại lòng đường xin tiền người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự giao thông và mỹ quan đô thị.

Ảnh: Biểu diễn ca nhạc từ thiện tại ngã tư Tôn Thất Tùng – Trường Chinh

      Bên cạnh đó là tình trạng lợi dụng bán hàng rong để xin tiền tại các ngã ba, ngã tư. Hình ảnh người bán người mua, người xin người cho, dừng đỗ ra vào, cắt ngang dòng xe khiến giao thông lộn xộn, mất trật tự đô thị.

Ảnh: Người lang thang cắt ngang dòng xe tại ngã ba, ngã tư để xin tiền

      Nguyên nhân của những hạn chế trên là tình trạng giả lang thang để xin ăn, xin tiền (ăn xin chuyên nghiệp) và bảo kê, chăn dắt người ăn xin. Lợi dụng truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của người Việt Nam, nhiều đối tượng đã giả lang thang, đóng giả người yếu thế để cơ hội, thực hiện hành vi xin ăn, xin tiền; hình thành ra tệ nạn ăn xin biến tướng tinh vi, có tổ chức, bài bản, chuyên nghiệp, có phân công, điều hành để trục lợi bất chính.

      6 tháng cuối năm 2024, với quyết tâm làm tốt hơn nữa công tác tập trung người lang thang, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đã chỉ đạo Đội trật tự xã hội lưu động xây dựng kế hoạch hoạt động; đẩy mạnh các giải pháp; trọng tâm là hoạt động kiểm tra rà soát địa bàn, chủ động phát hiện tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền; mở các đợt cao điểm ra quân gắn liền với các ngày Lễ lớn, các sự kiện quan trọng của Thủ đô; Đội trật tự xã hội lưu động tiếp tục duy trì và tăng cường, phối hợp chặt chẽ với Công an, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các xã, phường, thị trấn trong việc tập trung, giải quyết người lang thang.

    Với tinh thần quyết tâm cao độ, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực làm tốt công tác tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội.  Trung tâm mong rằng; người dân nói “không” với việc cho tiền người ăn xin trên đường phố, và khi thấy người ăn xin hãy liên hệ với Trung tâm qua số hotline 0243.22.33.111 hoặc số điện thoại 0386.39.08.09 để được trợ giúp kịp thời.

Nguyễn Kim Hiển – Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội