Phòng Tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng
1.Chức năng:
Tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc: người lang thang; cần sự bảo vệ khẩn cấp; người cao tuổi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em bị đi lạc gia đình và các đối tượng khác theo quy định.
2.Nhiệm vụ:
2.1. Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giải quyết người lang thang
– Phòng Tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng thuộc Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý người lang thang xin tiền; người dẫn theo trẻ em, trẻ em người khuyết tật bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo người đi đường; người lang thang sinh sống nơi công cộng trong dịp tết Nguyên đán hoặc thời tiết rét đậm dưới 100 C trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Tiếp nhận đúng đối tượng theo quy định có biên bản giao nhận rõ ràng, thực hiện lưu ký tài sản, lập hồ sơ, vào sổ theo dõi, báo ăn ngay khi đối tượng vào Trung tâm;
– Đảm bảo an toàn về người và tài sản, phân công viên chức, người lao động trực theo chức danh 24/24 giờ, thường xuyên quản lý, hướng dẫn, quán xuyến mọi sinh hoạt, làm việc học tập, ăn uống, hoạt động văn hóa thể thao, không để đối tượng chốn;
– Duy trì thường xuyên công tác vệ sinh sắp xếp phòng ở, vệ sinh cá nhân cho đối tượng ngay sau tiếp nhận (tắm rửa, cắt tóc, cấp, mượn quần áo và các đồ dùng khác…).
– Trong thời gian 3 tháng đối tượng được quản lý nuôi dưỡng tại Trung tâm, thực hiện tuyên truyền cho đối tượng thực hiện tốt 2252/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội; Hướng dẫn số 2828/HD-LS: LĐTBXH-YT ngày 19/9/2017 của liên sở: Lao động Thương binh và Xã hội – Y tế về việc thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Thông báo cho UBND xã, Phường, Thị trấn nơi cư trú của đối tượng để phối hợp quản lý và giáo dục, thông báo gia đình, thân nhân đối tượng đến cam kết, tiếp nhận đối tượng. Lập danh sách báo cáo Giám đốc đơn vị đề xuất giải quyết đối tượng tái hoà nhập cộng đồng trở về địa phương gia đình khi đối tượng hết thời hạn quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm.
+ Phân loại kịp thời: người già, trẻ nhỏ, người ốm đau bệnh tật hoặc đối tượng là người nước ngoài, người có biểu hiện tâm thần, thần kinh, kích động phá phách…báo cáo Ban giám đốc để đề xuất xem xét giải quyết theo các qui định hiện hành;
+ Trường hợp vào Trung tâm lần thứ 2 trở nên hoặc chưa xác định được địa chỉ cư trú trong thời hạn 30 ngày, phòng Tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng lập danh sách báo cáo ban giám đốc trung tâm đề nghị Sở Lao động – TB&XH ra quyết định chuyển giao các đơn vị khác trong ngành;
– Tiếp đón chu đáo giải quyết, thấu tình đạt lý đối với thân nhân, gia đình đối tượng đến thăm gặp, bảo lãnh, tiếp nhận người thân. Tuyệt đối không gây khó khăn, phiền hà, hướng dẫn thân nhân và gia đình đối tượng đầy đủ thủ tục giấy tờ cần thiết theo quy định;
2.2. Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp
– Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp khác theo quy định của Chính phủ và Quyết định của UBND thành phố.
– Tiếp nhận đối tượng theo quy định có biên bản giao nhận rõ ràng… Thực hiện lưu ký tài sản, lập hồ sơ quản lý đối tượng tại Trung tâm, vào sổ theo dõi, báo ăn ngay khi đối tượng vào Trung tâm;
– Cung cấp đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt cá nhân cần thiết, quần áo… Hướng dẫn tích cực, trách nhiệm để đối tượng chấp hành tốt nội quy của đơn vị, giúp và hướng họ về với gia đình cộng đồng để ổn định cuộc sống.
– Trong thời gian đối tượng được chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm, phối hợp với Phòng tư vấn và trợ giúp thực hiện tham vấn, tư vấn cho đối tượng tiếp tục củng cố hoàn thiện hồ sơ đối tượng. Trên cơ sở thông tin đề nghị của Phòng Tư vấn và trợ giúp cùng phối hợp đề nghị giải quyết đối tượng theo quy định.
2.3. Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bỏ rơi
– Tiếp nhận thông tin về trẻ, phối hợp phòng Y tế nuôi dưỡng kiểm tra sức khỏe ban đầu cho trẻ khi đủ điều kiện đề nghị tiếp nhận trẻ vào Trung tâm. Báo cáo Ban giám đốc đơn vị tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục hồ sơ tiếp nhận trẻ theo quy định của pháp luật.
– Phân công nhân lực chăm sóc trẻ hợp lý, tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo đúng đủ chế độ. Phối hợp phòng Y tế nuôi dưỡng đề xuất thực hiện cung cấp đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp nhu cầu phát triển của trẻ.
– Duy trì các hoạt động sinh hoạt thể chất của trẻ đảm bảo trẻ phát triển toàn diện thể chất tâm sinh lý…
– Báo cáo, tham mưu, đề xuất Ban giám đốc đơn vị tìm gia đình thay thế cho trẻ làm con nuôi khi đủ điều kiện theo quy định. Với trẻ đến độ tuổi đi học (bậc tiểu học) mà chưa có kế hoạch giải quyết làm con nuôi báo cáo thực hiện thủ tục chuyển trẻ đến các đơn vị khác trong ngành nhằm đảm bảo trẻ có môi trường phát triển phù hợp hơn với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
– Quản lý hồ sơ, các giấy tờ liên quan đến tiếp nhận nuôi dưỡng, cho làm con nuôi, chuyển đến các đơn vị khác và đảm bảo tính bảo mật cho trẻ.
2.4. Tổ chức hướng dẫn đối tượng lao động vệ sinh, các hoạt động sinh hoạt giáo dục và văn hoá văn nghệ, vui chơi giải trí
– Trong quá trình tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội tại trung tâm, tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho đối tham gia các hoạt động sinh hoạt phổ biến tuyên truyền giáo dục, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, đọc báo, xem ti vi…các hoạt động vui tươi lành mạnh, nâng cao chất lượng sinh hoạt, giáo dục cho đối tượng xã hội;
– Tổ chức và hướng dẫn đối tượng tiếp đón các đoàn khách đến thăm và hoạt động thiện nguyện tại Trung tâm tạo ra không khí vui tươi, chia sẻ, thân thiện.