Phòng Tư vấn – Trợ giúp

         1.Chức năng:

         Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp khác theo quy định của Chính phủ và Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố.

         2.Nhiệm vụ:

         2.1.Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp

          – Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp

          – Phối hợp với Đội trật tự xã hội lưu động thực hiện, cụ thể: Phòng Tư vấn và trợ giúp thực hiện tư vấn thủ tục, hồ sơ tiếp nhận, tư vấn, tham vấn, hoàn thiện hồ sơ quản lý đối tượng; Đội trật tự xã hội sẽ trực tiếp tiếp nhận đối tượng từ địa phương.

         – Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng.

         – Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng.

         – Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: nơi lưu trú, thức ăn hoặc quần áo, chi phí đi lại. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội không quá 03 tháng, trường hợp quá 03 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

         – Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu, phục hồi chức năng, phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị.

         – Trợ giúp xã hội khẩn cấp cho các đối tượng gặp khó khăn, tử vong, bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác.

         2.2. Tham vấn, tư vấn, trợ giúp đối tượng

         – Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.

         – Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tuợng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.

         – Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.

         – Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.

         2.3. Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng.

         2.4. Quản lý các đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

         2.5. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.