GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 54 |
Total Visit : 1397218 |
Hits Today : 63 |
Who's Online : 2 |
TIN TỨC
Tiếp tục chương trình trang bị kỹ năng sống và hướng nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn. Ngày 07/7/2024, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội phối hợp với quận Đoàn Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa đã triển khai lớp trang bị kỹ năng sống cho 50 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với chủ đề ” Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em” và “Kỹ năng sử dụng điện an toàn cho trẻ em“. Tham dự chương trình có ông Vũ Hồng Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội; bà Nguyễn Thị Hà – Phó Bí thư quận Đoàn – Chủ tịch Hội đồng đội Quận Hà Đông, cùng các đồng chí đại diện Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND phường Yên Nghĩa. Đồng hành cùng chương trình là Thạc sỹ Lưu Quốc Tuấn – Giám đốc Trung tâm Tâm lý Giáo dục Green edu và Thạc sỹ Hoàng Thị Thơm – Chuyên gia Tâm lý học đường Trung tâm Tâm lý Giáo dục Green edu.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Vũ Hồng Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; thông tin đến các đại biểu và trẻ em đường dây nóng về trợ giúp khẩn cấp (24/7) của Trung tâm 0243.2233.111; số điện thoại Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 để khi người dân, đặc biệt là trẻ em có những vấn đề về bạo lực, xâm hại, nguy cơ bị bạo lực, xâm hại hoặc bị vi phạm quyền trẻ em có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại trên để được trợ giúp kịp thời.
Ảnh: Đồng chí Vũ Hồng Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình
Ảnh: Lớp trang bị kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông
Với chủ đề ”Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em”, Thạc sỹ Lưu Quốc Tuấn cho các em chơi trò chơi “Cáo già và thỏ non”; qua đó bổ sung thêm cho các em kiến thức về xâm hại tình dục, các “vùng cấm” của trẻ em; các đối tượng xâm hại ở trẻ em có thể là người quen thân thiết như: ông, bố dượng, chú, bác, anh em, hàng xóm và người không quen biết; các mức độ xâm hại như động chạm, sờ mó vào cơ thể hay những vùng nhạy cảm của chúng ta…, giảng viên cũng chỉ ra những dấu hiệu ở trẻ em khi bị xâm hại như thái độ sợ sệt, ngượng ngùng mỗi khi giáp mặt đối tượng; hay bị giật mình; thoáng vui, thoáng buồn; khóc lóc, gặp ác mộng; trẻ sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện với mọi người…. ; cuối cùng giảng viên đưa ra cách thức xử lý an toàn khi bị xâm hại theo 5 bước đó là từ chối, kêu cứu, phản kháng, chạy đi, tố cáo.
Ảnh: Hoạt động thực hành về chủ đề ”Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em”
Với chủ đề “Kỹ năng sử dụng điện an toàn cho trẻ em“; các em được cung cấp một số kiến thức cơ bản về sự nguy hiểm của điện và các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng nguồn điện như không thò tay hoặc cho dị vật vào ổ điện, không đùa nghịch, chơi ở nơi có ổ cắm, dây điện, không nên tự ý cắm, rút phích cắm các thiết bị điện và tuyệt đối không để nước gần các đồ điện, ổ cắm; hậu quả của điện giật…
Ảnh: Hoạt động thực hành với chủ đề” Kỹ năng sử dụng diện an toàn cho trẻ em”
Với nội dung thiết thực, bài giảng sinh động; các em đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức, kĩ năng để có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại hay tình huống mất an toàn trong cuộc sống. Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội trân trọng cảm ơn Quận Đoàn Hà Đông; Uỷ ban nhân dân phường Yên Nghĩa đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm trong hoạt động ý nghĩa này.
Phạm Văn Ban – TTCTXH&QBTTEHN
CÁC TIN KHÁC:
- Hội nghị trang bị kiến thức làm cha mẹ, kiến thức bảo vệ trẻ em tại quận Hoàng Mai
- Chi bộ Phòng Tổ chức – Hành chính, Đảng bộ Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới năm 2023
- Truyền thông “Bảo vệ trẻ em qua môi trường mạng” tại trường THCS Liên Hà, huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội
- Công đoàn Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tổ chức nghỉ dưỡng sức cho viên chức, người lao động năm 2024