GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP







![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

TIN TỨC
Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, tình hình diễn biến đại dịch bệnh Covid- 19 trên thế giới đến ngày 17/3/2020: Thế giới: 182.383 người mắc và 7.144 người chết.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 17.3/2020 ghi nhận 61 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 16 trường hợp đã điều trị khỏi và ra viện; 45 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện.
Trước tình hình diễn biến đại dịch Covid-19, Từ Trung ương đến địa phương nghiêm túc tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, những cuộc họp không thực sự cần thiết đều được hủy bỏ, thời gian chủ yếu được ưu tiên dành cho công tác chống dịch.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng tuyên bố: Sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích kinh tế để đảm bảo sức khỏe cho người dân.Để thực hiện quyết tâm ấy, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới; thực hiện nghiêm các giải pháp về quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch trong các hoạt động hàng không, du lịch, vận chuyển hàng hóa qua biên giới; cấm tụ tập đông người và tạm dừng tổ chức các lễ hội truyền thống chưa khai mạc; yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền tác hại của dịch bệnh và hướng dẫn cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình…Với sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Việt Nam vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh, người dân vẫn bình yên.
Kiểm tra thân nhiệt cho du khách tại Sân bay Đà Nẵng (Ảnh Báo VnExpress)
Vậy mà, vẫn có những người đi từ vùng có dịch bệnh do Covid-19 gây ra vẫn thản nhiên trốn kê khai y tế, vẫn đi lại những nơi đông người và có những người gần họ đã bị lây bệnh. Và rồi còn có thể lây qua những ai nữa trước khi ngành y tế tìm ra những người mà những người này đã đến, đã tiếp xúc. Ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Hà Nội (bệnh nhân số 17) và 01 người phụ nữ ở Bình Thuận (bệnh nhân số 34) là 02 ví dụ điển hình về sự thiếu ý thức cá nhân. Điều này khiến cộng đồng bất an trước một đại dịch có nguy cơ bùng phát, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người.
Đây là điều vô cùng đáng tiếc khi chỉ còn ít ngày nữa là Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch trong khi virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành và tiếp tục lây lan trên toàn cầu.
Việt Nam từng được thế giới đánh giá cao khả năng phòng dịch vô cùng hiệu quả khi khống chế rất tốt sự lây lan với gần một tháng không có thêm ca nhiễm mới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt.
Ảnh: Phun khử khuẩn môi trường tại Phố Trúc Bạch ( Hà Nội)
(Ảnh: Báo tuần Vietnamnet)
Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch – tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.Nhiều quốc gia trên thế giới ngỏ ý muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng dịch.Có được sự ghi nhận đó, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng đã phải tốn bao công sức, tiền của để xây dựng và thực hiện các phương án phòng, chống.
Thành quả đó, bên cạnh những kinh nghiệm trong các lần khống chế thành công các dịch lớn như SARS, MERS- CoV… còn có một phần không nhỏ là ý thức tự giác của người dân trong việc hợp tác với chính quyền thực hiện các quy định về phòng dịch .
Ảnh: Cán bộ nhân viên Trung tâm thực hiện việc đo nhiệt độ cơ thể tại Phòng Bảo vệ cơ quan.
Ngay sau khi có công văn chỉ đạo của Sở Lao động-TBXH Hà Nội về phòng chống dịch bệnh COVID-19, Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã triển khai ngay một số nhiệm vụ: Thành lập tổ công tác phản ứng nhanh của Trung tâm để phòng chống dịch bệnh COVID-19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên tổ công tác; Ban hành các nội dung yêu cầu viên chức, người lao động phải thực hiện trong công tác phòng chống dịch bệnh; thường xuyên tuyên truyền cho viên chức, người lao động về tình hình dịch bệnh, các kiến thức, kỹ năng phòng tránh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Trang bị nước rửa tay diệt khuẩn và khẩu trang cho cán bộ, yêu cầu cán bộ khi đến cơ quan phải qua phòng thường trực đo thân nhiệt hàng ngày. Chỉ đạo Chi đoàn Trung tâm thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh cơ quan, tuyên truyền cán bộ nhân viên giữ gìn sức khỏe, đeo khẩu trang ở nơi làm việc và rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn.
Trung tâm đã liên hệ Trung tâm y tế Quận để xin thuốc diệt khuẩn, hướng dẫn cán bộ vệ sinh, lau rửa vật dụng, trang thiết bị văn phòng; phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm ( Thành Đoàn Hà Nội) để chỉ đạo Tổ bảo vệ kiểm tra, kiểm soát khách ra vào cơ quan; thực hiện đo thân nhiệt khách vào làm việc tại cơ quan;
Ảnh: Cán bộ nhân viên Trung tâm thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn
Phát huy tinh thần “ chống dịch như chống giặc”, toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội quyết tâm nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng các quy định của Chính Phủ và Bộ y tế khuyến cáo để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19./.
Trịnh Thị Phương
Trưởng Phòng Đào tạo và phát triển cộng đồng
Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Hà Nội