GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 87 |
Total Visit : 1396242 |
Hits Today : 700 |
Who's Online : 3 |
TIN TỨC
Hiện nay, tình trạng xâm hại và tai nạn thương tích trẻ em có xu hướng gia tăng và đang trở thành vấn đề gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Đặc biệt hơn, hậu quả mà các em phải gánh chịu do vấn đề xâm hại gây ra là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại chính tương lai của các em. Trong thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương; sự chung tay của cả cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị tai nạn thương tích vẫn xảy ra tại gia đình, trong trường học và ngoài cộng đồng mà nguyên nhân một phần là do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước chưa được quan tâm đúng mức; sự hiếu động, vô tư của trẻ em trong các hoạt động vui chơi, giải trí; đặc biệt là trẻ em thiếu sự quan tâm, giám sát của người lớn; môi trường xung quanh của trẻ em còn tiểm ẩn những nguy cơ không an toàn.
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ứng Hòa phát biểu khai mạc
Nhằm chuyển đổi hành vi, nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại cộng đồng; đồng thời nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại và bị tai nạn thương tích, bị đuối nước, ngày 18/11/2022, Phòng Tư vấn và Trợ giúp – Trung tâm Công tác xã hội và Qũy Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã hỗ trợ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ứng Hòa về báo cáo viên cho 02 lớp tập huấn cung cấp “Kiến thức về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em năm 2022” cho khoảng 160 người là cộng tác viên trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ trên địa bàn xã Đại Cường và xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa. Dự buổi tập huấn có bà Nguyễn Thị Hiền – phó Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ứng Hòa; bà Vũ Thị Thanh Nhàn – Phó chủ tịch UBND xã Kim Đường; ông Nguyễn Văn Xuân – Phó chủ tịch UBND xã Đại Cường.
Ảnh: Quang cảnh lớp tập huấn
Tại buổi tập huấn, các cộng tác viên trẻ em, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ em đã được báo cáo viên của trung tâm chia sẻ thực trạng xâm hại và tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước ở trẻ em; nguyên nhân, hậu quả của xâm hại và tai nạn thương tích ở trẻ em. Đồng thời báo cáo viên cũng đã hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em trước những nguy hiểm xảy ra hàng ngày; cách nhận biết nguy cơ đối với trẻ; các giải pháp phòng chống xâm hại và tai nạn thương tích trẻ em, nhằm giảm thiểu tình trạng xâm hại và tai nạn thương tích đối với trẻ em, vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trong việc giám sát trẻ, xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ là vô cùng quan trọng… thông qua các tình huống, trao đổi, chia sẻ và giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung trên. Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng cung cấp thông tin các cơ quan, tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, trong đó có Trung tâm Công tác xã hội và Qũy Bảo trợ trẻ em Hà Nội, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Ảnh: Báo cáo viên chia sẻ kiến thức, kỹ năng với lớp tập huấn
Đây là hoạt động thiết thực và bổ ích, giúp cho cha, mẹ, những người chăm sóc trẻ em, cộng tác viên công tác trẻ em nâng cao hiểu biết và có nhận thức sâu sắc về tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em. Từ đó quan tâm đến trẻ em nhiều hơn và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị qua buổi tập huấn để chăm sóc, bảo vệ trẻ tốt hơn. Đồng thời cũng là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ và tham gia phòng ngừa, giảm thiểu các hành vi xâm hại và tai nạn thương tích đối với trẻ em, tạo điều kiện để mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn không có bạo lực, không bị xâm hại./.
Hoàng Hạnh Tâm – TT CTXH và Quỹ BTTE Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Tuyên truyền cho người lang thang xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
- Tập huấn về chăm sóc tâm lý trong hỗ trợ Nạn nhân bị bạo lực giới
- Tập huấn về “Quy trình phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em; trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em”
- Tổng đài 111, đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội- địa chỉ tin cậy, nơi gửi gắm tình yêu thương