GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 92 |
Total Visit : 1396466 |
Hits Today : 418 |
Who's Online : 1 |
TIN TỨC
Ngày 28, 29/6/2023 tại Hà Nội, trong khuôn khổ dự án “Cải thiện tính sẵn có và khả năng tiếp cận dễ dàng của các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trong bối cảnh Đại dịch Covid-19” do UN WOMEN tài trợ. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã tổ chức Hội thảo ra mắt tài liệu và tập huấn sử dụng tài liệu “Hướng dẫn quy trình, cách thức hỗ trợ chuyển tuyến dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực, mua bán ở nước ngoài (SOP).
Chương trình có sự tham dự của Bà Dương Thị Ngọc Linh – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển; Bà Caroline T. Nyamayemomb – Quyền Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam; các đại biểu đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; cùng các đại biểu là cán bộ đang công tác tại đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân như Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Hội Nông dân, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội, Trung tâm Công tác xã hội các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hoá, tổ chức OSSO, tổ chức tầm nhìn thế giới v.v..
Ảnh: Bà Dương Thị Ngọc Linh – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (đứng thứ 2 bên tay trái) cùng các đại biểu ra mắt tài liệu
Phát biểu tại chương trình, Bà Dương Thị Ngọc Linh – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ phụ nữ đi lao động tại nước ngoài đang có xu hướng tăng lên, bên cạnh cơ hội nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn, tay nghề, cải thiện thu nhập đời sống… thì phụ nữ phải phải đối mặt với nhiều thách thức, rào cản như về ngôn ngữ, văn hoá vùng miền, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, mua bán, lạm dụng tình dục, bị trả lương thấp hoặc không trả lương, ít được tiếp cận các chế độ y tế và an sinh xã hội, phải làm việc trong những điều kiện khó khăn v.v.., chính vì vậy việc xây dựng tài liệu quy trình, cách thức hỗ trợ chuyển tuyến dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực, mua bán ở nước ngoài là rất cần thiết, đây chính là cách chuyên nghiệp hoá, nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ, tư vấn từ xa, đặc biệt giúp phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực/mua bán tại nước ngoài có thể tiếp cận được các dịch vụ thiết yếu một cách tốt nhất. Bà Linh bày tỏ sự vui mừng khi tài liệu SOP đã được chính thức ra mắt và mong rằng việc áp dụng sẽ đạt được hiệu quả cao.
Ảnh: Các đại biểu tham dự
Bà Caroline T. Nyamayemomb – Quyền Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam khẳng định với những thách thức, rào cản khi phụ nữ đi lao động tại nước ngoài phải đối mặt thì việc xây dựng tài liệu SOP sẽ giúp thu hẹp khoảng trống trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực, mua bán tại nước ngoài, bà cam kết UN Women Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, tổ chức để mang lại những lợi ích tốt nhất cho nạn nhân.
Sau khi ra mắt, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu SOP cho hơn 30 đại biểu là cán bộ trực tiếp làm công tác hỗ trợ cho nạn nhân. ThS. Nguyễn Thị Thuý – chuyên gia về giới đã chia sẻ về các nguyên tắc, quy trình, cách thức hỗ trợ, chuyển tuyến dịch vụ cho nạn nhân bị bạo lực, mua bán từ nước ngoài, cùng các đại biểu thảo luận về những khó khăn, kinh nghiệm, giải pháp trong công tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và hướng dẫn bài tập sắm vai.
Kết thúc chương trình, các đại biểu đánh giá cao về tài liệu, tin tưởng tài liệu sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, mua bán từ nước ngoài.
Một số hình ảnh của lớp tập huấn:
Ảnh: ThS. Nguyễn Thị Thuý – chuyên gia về giới, Trưởng nhóm biên soạn tài liệu
Ảnh: Thuyết trình bài tập thực hành nhóm
Ảnh: Toàn cảnh lớp tập huấn
Khuất Thị Thúy – TT CTXH và Quỹ BTTE Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Hội thảo- Tập huấn Mạng lưới kết nối của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ninh
- Công tác tự đào tạo cán bộ tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
- Tập huấn chuyên sâu kiến thức, kỹ năng tư vấn, tham vấn trong can thiệp, trợ giúp cho trẻ em bị xâm hại.