Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Như vậy, quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như sau:

- Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

- Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành.

+ Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.

+ Trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.

- Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án như sau:

Điều 54. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án
1. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
c) Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;
d) Chi phí, phương thức thanh toán;
đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Sau khi ký kết hợp đồng, Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Như vậy, thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;

- Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;

- Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;

- Chi phí, phương thức thanh toán;

- Các thỏa thuận khác (nếu có).

Lưu ý: Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.