GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 63 |
Total Visit : 1396218 |
Hits Today : 427 |
Who's Online : 1 |
TIN TỨC
Ngày 21/11/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội trực thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố chương trình đào tạo cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.
Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; bà Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội – Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội và các đại biểu đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng UNFPA tại Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Công an, Hội liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, các chuyên gia về giới…
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới nói chung, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói riêng là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan không ngừng quan tâm và cam kết thực hiện thông qua các giải pháp về mặt thể chế, chính sách, truyền thông, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ…với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, ông Matt Jackson gửi lời chúc mừng đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thành công lễ phát động Tháng hành động Quốc gia vì Bình đẳng giới với chủ đề “Đảm bảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, UNFPA rất vinh dự được hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các hợp phần trong chương trình đào tạo cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ cho người bị bạo lực trên cơ sở giới. Ông đưa tới Hội thảo thông điệp ý nghĩa “Tất cả chúng ta, như bà con trong một thôn, một xã, hãy nỗ lực và huy động mọi nguồn lực để có thể thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo mọi phụ nữ, trẻ em gái và người cao tuổi tại Việt Nam, đặc biệt những nhóm người dễ bị tổn thương, có thể có một cuộc sống không bị kì thị, không bị quấy rồi, không bị lạm dụng và không bạo lực”.
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC lao động – xã hội chia sẻ tại Hội thảo
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội – Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội đã tổng kết, đánh giá, chia sẻ về quá trình xây dựng khung chương trình và tài liệu hướng dẫn cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới; giới thiệu về khung chương trình đào tạo của Trung tâm trong đó có chuyên đề: Công tác xã hội với người bị bạo lực trên cơ sở giới, đây là chuyên đề lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức Lao động – Xã hội.
Đại biểu đến từ các Bộ, Ngành, tổ chức phi chính phủ và cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới cũng đã trao đổi, thảo luận, đưa ra nhiều khuyến nghị phù hợp, khả thi. Các thông tin, kinh nghiệm và ý kiến thảo luận, chia sẻ tại hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng cho việc tiến tới hoàn thiện, chuẩn hoá tài liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác xã hội, người trực tiếp tham gia hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Bế mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định sự cần thiết của việc hoàn thiện tài liệu và chương trình đào tạo cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo nguồn lực trong công tác hỗ trợ và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Thứ trưởng đề nghị Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội tiếp thu ý kiến của các đại biểu; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua nhiều hình thức phong phú như online, số hoá, thăm quan các cơ sở trợ giúp; xem xét, nghiên cứu bổ sung vào tài liệu về kỹ năng trợ giúp cho đối tượng đặc thù, mạng lưới danh bạ cơ sở trợ giúp, cơ sở thực hành… Bên cạnh đó, cần có chương trình bồi dưỡng chuyên sâu chuyên đề công tác xã hội với người bị bạo lực trên cơ sở giới triển khai tại các địa phương, mở rộng đối tượng đào tạo, đặc biệt lồng ghép giới trong các chuyên đề đào tạo bắt buộc và tự chọn./.
Đặng Thị Mai – TT CTXH và Quỹ BTTE Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Hội thảo- Tập huấn Mạng lưới kết nối của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111
- Công tác tự đào tạo cán bộ tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
- Hội thảo chia sẻ kết quả khoá tập huấn vận hành dịch vụ hoà nhập người khuyết tật tại Hàn Quốc tháng 10/2023
- Hội thảo tham vấn chuyên gia pháp luật về: Tranh chấp quyền chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Hạn chế quyền làm cha mẹ; Giáo dục trẻ em hư