GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 93 |
Total Visit : 1397380 |
Hits Today : 1301 |
Who's Online : 1 |
TIN TỨC
Ngày 27/5/2018, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 – 31/5/2018.
Từ năm 1987, ngày 31 tháng 5 hàng năm được thế giới chọn là NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ. Với chủ đề Ngày thế giới không khói thuốc lá năm 2018 là “ THUỐC LÁ VÀ BỆNH TIM MẠCH”. Chủ đề trên đã đưa ra một thông điệp rất quan trọng về tác hại của việc hút thuốc lá, hút thuốc chủ động ( người hút thuốc) người hít phải khói thuốc ( người hút thụ động) đều có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, tắc nghẽn phổi mãn tính, xơ vữa động mạch, ung thư… phần lớn có nguyên nhân từ việc hút thuốc là gây ra.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến cho biết sức khỏe là điều kiện tiên quyết để mỗi người học tập, lao động và xây dựng đất nước. Tuy vậy tình trạng hút thuốc lá của người trong độ tuổi lao động khá lớn. Thuốc lá đã gây ra bệnh tật và khiến cho khoảng 40.000 người tại Việt Nam tử vong mỗi năm. Bên cạnh đó, các căn bệnh liên quan do thuốc lá gây ra không phải là ít, tác hại của nó là vô cùng lớn nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan.
Hút thuốc – Con đường ngắn dẫn bạn tới giường bệnh
Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: Theo thống kê, hiện tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới trưởng thành tại Việt Nam chiếm khoảng 45%. Đây là một tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn so với trung bình thế giới. Với những quyết sách của Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ, ngành liên quan, đang phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành tại Việt Nam giảm xuống còn 39%. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước cần có nhiều giải pháp đồng bộ như: tăng thuế đánh vào thuốc lá nhằm hạn chế người hút thuốc, tăng cường các hoạt động truyền thông về tác hại của việc hút thuốc lá, vận động các cá nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên, đoàn viên thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong phong trào nói không với thuốc lá. Từng bước ngăn chặn, hạn chế việc hút thuốc trong gia đình, cơ quan, trường học và nơi công cộng. Cần có các hình thức phạt tiền đối với cá nhân hút thuốc, vứt đuôi thuốc lá sau khi hút tại nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường xanh và sạch; không bán thuốc lá tại cổng các trường học, bệnh viện… không bán thuốc lá cho trẻ em. Khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể, cộng đồng có thành tích trong các hoạt động phòng, chống việc hút thuốc lá, tiêu thụ thuốc lá.
Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ( GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Mỗi năm người Việt chi khoảng 31.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá. Số tiền phải chi cho việc chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá là con số cũng không nhỏ. Nếu xét về kinh tế thì người hút thuốc lá hàng ngày cũng phải chi một khoản tiền hàng chục ngàn đồng, bên cạnh đó hút thuốc còn gây ra các bệnh tật cho người hút và những người xung quanh như vợ, con, đồng nghiệp…như vậy hút thuốc là rất có hại cho sức khỏe và gây tốn kém về kinh tế. Không hút thuốc lá hoặc cai bỏ thuốc lá mỗi cá nhân sẽ tiết kiệm được kinh phí, số tiền đó được hỗ trợ thêm cho các khoản chi tiêu khác phục vụ nhu cầu cuộc sống gia đình hàng ngày, phòng tránh được bệnh tật cho bản thân người hút thuốc lá và những người thân trong gia đình, đồng nghiệp trong cơ quan.Do đó nếu mỗi cá nhân tự giác từ bỏ thói quen hút thuốc lá là một hành động thiết thực để tự nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật,tiết kiệm được kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp./.
Nguyễn Ngọc Minh
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá;
- Hình ảnh trên Internet