GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP







![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

TIN TỨC
Tết đến Xuân về, khắp phố phường Hà Nội ngập tràn sắc hoa, không khí hân hoan, rộn ràng chào đón “Kỷ nguyên phát triển mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Với người con đất Việt, Tết Nguyên đán hết sức quan trọng và linh thiêng, được nhiều người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà, trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn tụ; cùng nhau nhìn nhận lại những việc đã làm trong năm cũ, đồng thời thực hiện các tập tục văn hóa tốt đẹp với gia đình, dòng họ, cộng đồng.
Dẫu vậy, ngoài kia vẫn còn tồn tại những mảnh đời thiệt thòi, Tết đến Xuân về vẫn lang thang sinh sống nơi gầm cầu, công viên, vỉa hè, … trong những bộ quần áo nhăn nhúm, co ro thu mình trong chiếc chăn mỏng, với cái bụng đói sôi, suy nghĩ bữa nay mình sẽ có gì ăn.
Nỗ lực, tận tâm, tận lực mang cái tết đến với người lang thang, với tinh thần mọi người, mọi nhà đều có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau; Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đã triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, tập trung và tiếp nhận người lang thang trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Hồi – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Văn Triệu – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đi kiểm tra công tác tập trung người lang thang đêm giao thừa Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Những dấu chân lặng thầm trong ngày Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Rong ruổi khắp tuyến đường, len lỏi khắp ngõ ngách của Hà Nội 36 phố phường là những bước chân lặng thầm của những nhân viên công tác xã hội của Đội Trật tự xã hội thuộc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội, đang bất kể ngày đêm, xuyên suốt dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện và tập trung đưa người lang thang về Trung tâm.
Để thực hiện tốt công tác giải quyết người lang thang, hàng ngày Đội Trật tự xã hội bố trí chia làm 3 bộ phận: đi địa bàn xe máy, đi địa bàn ô tô và trực 24/24h; trong đó, lấy kiểm tra địa bàn bằng xe máy làm nòng cốt, phát huy tính cơ động, thâm nhập sâu các khu vực ngõ ngách nhỏ hẹp, khu vực gầm cầu, các công viên, bến bãi tầu xe, khu vực đền chùa, di tích danh thắng …
Ảnh: Hình ảnh người lang thang sinh sống nơi công viên, vỉa hè trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện công tác
Nhằm phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác tập trung người lang thang, Đội Trật tự xã hội lưu động đã chủ động, tích cực áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt sáng tạo.
Theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, chủ động nhân lực, vật lực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, bất kể đêm muộn hay mờ sáng; căn cứ điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại dưới 100c là nhân viên công tác xã hội lên đường đi kiểm tra, tuyên truyền, vận động, tập trung người lang thang sinh sống nơi công cộng đưa về Trung tâm.
Linh hoạt trong thời điểm và địa điểm kiểm tra: Những ngày giáp Tết, Đội trật tự xã hội đẩy mạnh kiểm tra các ngã tư, ngã năm có thời gian chờ đèn tín hiệu giao thông lâu, trong các khung giờ cao điểm lưu lượng người tham gia giao thông đông đúc hoặc kiểm tra các chợ đầu mối, chợ dân sinh, nhằm phát hiện người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền. Những ngày đầu năm, Đội chuyển trọng tâm kiểm tra sang các khu vực đền chùa, nơi tổ chức các lễ hội Xuân.
Ảnh: Người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền tại cổng đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Ảnh: Người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng, huyện Sóc Sơn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
29 người lang thang được đưa về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em dịp trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Trong thời gian thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, tập trung và tiếp nhận người lang thang trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em đã tập trung, tiếp nhận 29 người lang thang, bao gồm: 06 trường hợp lang thang sinh sống nơi công cộng trong thời tiết rét đậm dưới 100c; 15 trường hợp lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền; 08 trường hợp lang thang sinh sống nơi công cộng trong dịp Tết Nguyên Đán.
Ảnh: Đưa người lang thang sinh sống nơi công cộng tại 126 Lê Duẩn (khu vực Ga Hà Nội) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Ảnh tập trung người lang thang có hành vi xin ăn, xin tiền tại khu vực đền Sóc thờ Thánh Gióng, huyện Sóc Sơn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Người lang thang khi vào Trung tâm Công tác xã hội và Qũy bảo trợ trẻ em được cung cấp nơi sinh hoạt, chỗ ngủ nghỉ ấm áp, sạch sẽ, chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, trong những ngày Tết tại trung tâm, người lang thang được ăn những món truyền thống ngày Tết, được tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể như: kéo co, nhảy bao bố, phi tiêu, ….
Với tinh thần cố gắng, nỗ lực không quản khó khăn, vất vả, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em đã thực hiện có hiệu quả kế hoạch tăng cường kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, tập trung và tiếp nhận người lang thang trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những kết quả này không chỉ là một phần đóng góp tích cực vào công tác an sinh của Thành phố, mà còn giúp người lang thang có thêm niềm tin vào chính sách của Đảng, Nhà nước.
Nguyễn Kim Hiển – Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Cắt tóc cho người lang thang đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
- Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội đưa người lang thang sinh sống nơi công cộng trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 về Trung tâm để chăm sóc, nuôi dưỡng
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao đón Tết cho người lang thang tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
- Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội làm việc với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Nam Từ Liêm về công tác phối hợp kiểm tra, tập trung người lang thang