GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 87 |
Total Visit : 1396242 |
Hits Today : 706 |
Who's Online : 2 |
TIN TỨC
Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phòng, chống, giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại trẻ em, trong đó có trẻ em lao động sớm. Hiện nay, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, tuy nhiên vẫn còn tình trạng trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là tình trạng trẻ em lao động sớm mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng chống xâm hại trẻ em chưa được phổ biến sâu rộng. Nhất là sau đại dịch covid 19, nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, cha mẹ mất việc nên nhiều em không có điều kiện sống tốt, không đảm bảo sự phát triển, nhiều em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, thậm chí trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật để kiếm sống hoặc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Do vậy, công tác bảo vệ trẻ em nói chung và công tác phòng ngừa trẻ em lao động trái quy định pháp luật nói riêng là công tác mang tính lâu dài và đa chiều, nó liên quan đến hỗ trợ các vấn đề khác nhau cho các đối tượng khác nhau (không riêng trẻ em) về mặt sinh kế, nhận thức pháp luật hoặc quy mô hơn là sự phát triển về mặt kinh tế – xã hội,…và quan trọng hơn hết là sự vào cuộc của toàn xã hội vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, xứng đáng nhận được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể chất của các em.
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em phải lao động sớm và giảm thiểu số lượng trẻ em phải lao động sớm, đảm bảo cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện. Từ ngày 02/11 đến ngày 04/11/2022, Cục trẻ em đã tổ chức lớp tập huấn về “Hướng dẫn mô hình phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em; trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em” tại thành phố Hoà Bình. Tham dự lớp tập huấn có bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó cục trưởng Cục trẻ em, bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, giảng viên Lê Thu Hà – Nguyên trưởng phòng Bảo vệ trẻ em – Cục trẻ em và cán bộ phụ trách lĩnh vực trẻ em các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và cán bộ công tác xã hội tại các Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ đến từ 31 tỉnh, thành phía bắc.
Ảnh: Bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó cục trưởng Cục trẻ em phát biểu khai mạc
Tại lớp tập huấn, bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục trẻ em đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến lao động trẻ em. Trong đó, có thực trạng, nguyên nhân và hậu quả liên quan đến vấn đề lao động trẻ em hiện nay; các quy định của pháp luật Quốc tế và Việt Nam trong phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Giảng viên Lê Thu Hà đã trao đổi về Quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại nói chung và trẻ em lao động sớm nói riêng. Cũng tại lớp tập huấn, các học viên đã cùng nhau thảo luận về Quy trình hỗ trợ, can thiệp; thực hành xây dựng Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trường hợp trẻ em lao động sớm. Với phương châm sẻ chia, trao đổi, học hỏi các học viên được tiếp cận phương pháp giảng dạy tích cực, chia nhóm thảo luận và trình bày nội dung đã tiếp thu tại buổi tập huấn.
Ảnh: Học viên lớp tập huấn trình bày thảo luận nhóm
Qua lớp tập huấn, giúp cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nâng cao nhận thức tổng thể về lao động trẻ em và cách thức phối hợp trợ giúp hiệu quả các trường hợp trẻ em lao động sớm; biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại địa phương mình.
Ảnh: Học viên chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên
Hoàng Hạnh Tâm – TT CTXH và Quỹ BTTE Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Hội thảo góp ý Dự thảo Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
- Chương trình “Bữa sáng ruy băng trắng 2022” Cùng Nam giới luận bàn về Bạo lực đối với Phụ nữ Đảm bảo tôn trọng và An toàn trong hỗ trợ Phụ nữ, trẻ em di cư mất an toàn và mua bán trở về
- Cuộc họp thường niên của Nhóm Nghiên cứu pháp luật Quốc gia về Phòng, chống Tội phạm lạm dụng Tình dục Trẻ em
- Tập huấn về chăm sóc tâm lý trong hỗ trợ Nạn nhân bị bạo lực giới