GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
Visit Today : 77 |
Total Visit : 1396232 |
Hits Today : 588 |
Who's Online : 2 |
TIN TỨC
Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Quy trình tiếp nhận, giải quyết người lang thang được thực hiện theo Hướng dẫn số 2828/LS-LĐTBXH-YT ngày 19/9/2017 của Liên Sở Lao động Thương binh và Xã hội – Y tế về việc thực hiện tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/01/2023 đến 11/4/2023 Trung tâm đã thực hiện tiếp nhận 127 lượt người người lang thang; giải quyết tái hoà nhập cộng đồng và chuyển đến các đơn vị khác 124 lượt người; số người lang thang hiện đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm là 53 người.
Ảnh : Tiếp nhận, sinh hoạt phổ biến tuyên truyền
Người lang thang được tiếp nhận vào Trung tâm đều được khám sức khoẻ ban đầu, theo dõi sức khoẻ hàng ngày, được hướng dẫn tham gia thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 và dịch bệnh theo mùa nhằm đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho người lang thang đang được nuôi dưỡng và mới được tiếp nhận vào Trung tâm. Công tác quản lý hướng dẫn người lang thang sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần được tổ chức linh hoạt phù hợp với nhiều lứa tuổi khác khau, hoạt động thể dục thể thao diễn ra hàng ngày như: chơi cầu lông, đá cầu, kéo co, xem tivi,… tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, chan hoà với mọi người xung quanh.
Công tác phổ biến, tuyên truyền về Quyết định số 6053/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 về việc thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hện thường xuyên để người lang thang hiểu rõ những thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến người lang thang; các chế độ, quyền lợi cũng như trách nhiệm trong thời gian được quản lý nuôi dưỡng tại Trung tâm, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nội quy, quy định, tham gia phòng dịch tại Trung tâm. Mỗi người lang thang được tiếp nhận vào Trung tâm có hoàn cảnh gia đình khác nhau, có nhiều lý do dẫn đến hành vi lang thang xin tiền. Viên chức, người lao động được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ, chăm sóc thường xuyên quan tâm thăm nắm tâm lý người lang thang, tìm hiểu hoàn cảnh, lý do đi lang thang xin tiền, tham vấn giúp họ ổn định tâm lý, chia sẻ thêm nhiều thông tin, xác định nơi cư trú, đánh giá nhu cầu, lên kế hoạch hỗ trợ,… Việc tham vấn nhằm thay đổi nhận thức, hành vi để có biện pháp trợ giúp trong quá trình người lang thang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm và giải quyết khi người lang thang tái hoà nhập cộng đồng.
Ảnh: Sinh hoạt thể thao
Người lang thang được hưởng chế độ ăn theo quy định hiện hành, phòng Y tế – Nuôi dưỡng xây dựng thực đơn hàng tuần, hàng ngày, các món ăn được thay đổi theo bữa ăn đảm bảo chế độ, dinh dưỡng cần thiết, quan tâm điều chỉnh chế độ ăn, chế biến thực phẩm để có xuất ăn phù hợp với các trường hợp thể trạng sức khoẻ yếu, trẻ em và người già, phòng ăn được bố trí riêng biệt, sạch sẽ, có bàn ăn chung tạo không khí đầm ấm, vui vẻ.
Ảnh: Bữa trưa tại Trung tâm
Làm tốt công tác tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng khiến người lang thang cảm thấy an tâm, thoải mái, tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, cũng là nguồn cổ vũ động viên viên chức, người lao động của Trung tâm tiếp tục làm tốt hơn nữa, đóng góp phần nhỏ công sức của mình vào việc giữ gìn hình ảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
Nguyễn Thị Bình – TT CTXH và Quỹ BTTE Hà Nội
CÁC TIN KHÁC:
- Lớp học “Tỏa sáng” tháng 9 năm 2022
- Tập huấn kỹ năng tư vấn, tham vấn cho viên chức, người lao động Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em
- Tập huấn về “Quy trình phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em; trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em”
- Tổng đài 111, đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội- địa chỉ tin cậy, nơi gửi gắm tình yêu thương