GIỚI THIỆU
thông báo mới
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP







![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

TIN TỨC
Tập trung, tiếp nhận, quản lý, chăm sóc người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Việc tập trung người lang thang vào quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm không những nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội mà còn đảm bảo trật tự, mỹ quan, văn minh đô thị, xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh. Trong thời gian quản lý tại Trung tâm, người lang thang được hỗ trợ tư vấn, tham vấn tâm lý, cung cấp kiến thức kỹ năng về bảo vệ bản thân, phòng tránh bạo lực, bóc lột, mua bán, được cung cấp nhu cầu thiết yếu, chăm sóc về dinh dưỡng, y tế theo đúng quy định và được tham gia các hoạt động sinh hoạt chung, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, lao động trị liệu v.v..
Tuy nhiên, khi tập trung, tiếp nhận, quản lý một số đối tượng cố tình không thừa nhận hành vi của mình có những hành vi: chửi bới, chống đối, không hợp tác, thậm chí họ không cung cấp thông tin quê quán, thân nhân, tìm mọi cách để trốn khỏi Trung tâm.
Nhận biết rõ những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý người lang thang, tại cuộc họp giao ban tháng 3/2025, Đảng uỷ, Ban giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo việc nâng cao vai trò tư vấn, tham vấn cho các nhóm yếu thế, chú trọng hỗ trợ đối tượng đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Lãnh đạo Trung tâm giao phòng Tư vấn và Trợ giúp xây dựng kế hoạch, phối hợp với phòng Tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng thực hiện.
Ngày 11/3/2025, phòng Tư vấn và trợ giúp đã thực hiện tư vấn cho 08 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm. Trong đó 02 đối tượng dẫn con nhỏ đi lang thang xin ăn, xin tiền; 04 đối tượng được tập trung vào Trung tâm nhiều lần; 02 đối tượng chưa cung cấp quê quán, địa chỉ thường trú. Nhân viên tư vấn đã trò chuyện, lắng nghe chia sẻ, đồng cảm với câu chuyện của đối tượng. Từ đó tạo niềm tin để họ cung cấp thông tin về thân nhân, làm căn cứ giải quyết tái hoà nhập cộng đồng sau này. Bên cạnh đó, trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, bạo lực, tệ nạn xã hội; chia sẻ về trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ; đảm bảo quyền lợi của trẻ em theo quy định của pháp luật; cảnh báo những nguy cơ mà trẻ em có thể gặp phải khi đi theo cha mẹ lang thang xin ăn, xin tiền v.v.. để họ biết cách bảo vệ bản thân, con cái họ trước những nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, không thực hiện hành vi lang thang, xin ăn, xin tiền. Với những cảm xúc, mong muốn khác nhau của các đối tượng, nhân viên tư vấn đã tư vấn, tham vấn giúp họ bình tĩnh, giải toả được cảm xúc tiêu cực, nhìn nhận vấn đề của bản thân đang gặp phải, để họ tự đưa ra quyết định đúng đắn, vượt qua khó khăn, không tái diễn tình trạng xin ăn, xin tiền; có định hướng nghề nghiệp phù hợp và vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.



Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tham vấn cho các đối tượng; góp phần ổn định tâm lý, yên tâm chấp hành nội quy, quy định của Trung tâm và sớm ổn định cuộc sống sau khi tái hoà nhập cộng đồng.
Nguyễn Thị Bích – Trung tâm CTXH và QBTTE
CÁC TIN KHÁC:
- Sở Lao động – TB&XH Hà Nội Tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
- Thăm và tặng quà cho Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội
- Tư vấn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt năm 2024 tại huyện Đông Anh
- Nỗ lực mang Tết đến với những người lang thang